Thai nhi đi vệ sinh như thế nào trong bụng mẹ?
Khi thai nhi bước vào tuần thứ 31 đã hình thành gần như đầy đủ nhất, lúc này các phản xạ nuốt của bé ngày một thành thục hơn, điều này sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời bé cũng bắt đầu thải phân trong bụng mẹ - một chất có màu và dính. Đây là một trong những sản phẩm của hệ tiêu hóa khi bé nuốt nước ối và sự thoái hóa của các tế bào.
Phân của bé sẽ được tích tụ ở trong ruột của trẻ và bạn sẽ có thể thấy nó sau khi bé chào đời và đi vệ sinh lần đầu tiên.
Thai nhi đi vệ sinh như thế nào trong bụng mẹ, vào tuần thứ 31 - 34, mỗi ngày trẻ sẽ bài tiết nước tiểu khoảng 500ml vào trong nước ối. Lượng nước này bé sử dụng khi nuốt nước ối từ mẹ, và lượng nước này là 2l/ngày.
Nước ối là một môi trường có nhiều dinh dưỡng với khả năng tái tạo và trao đổi, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và sự sống của bé trong tử cung của mẹ. Như vậy bé trong bụng mẹ luôn hoạt động và phát triển hệ tiêu hóa, tuần hoàn, tiết niệu.
Ví dụ, bé nuốt nước ối đi vệ sinh trong phạm vi của túi ối. Nước ối được tái tạo, đổi mới trong mỗi 3 giờ, đảm bảo một môi trường tốt cho trẻ.Một số hoạt động của trẻ trong bụng mẹ
Ngoài việc tò mò về thai nhi đi vệ sinh như thế nào trong bụng mẹ, các chị em còn băn khoăn về những hoạt động của trẻ trong bụng mẹ như:
Bé nấc trong bụng mẹ
Đây là hiện tượng bình thường của bé khi đã được trên 24 - 28 tuần tuổi, các mẹ sẽ thấy tiếng nấc của con trong bụng như tiếng tim đập. Tuy nhiên không phải thai nhi nào cũng nấc trong bụng mẹ, tùy từng có địa của trẻ mới có hiện tượng này.
Bé thưởng thức vị ngọt ngào
Ngoài việc thai nhi đi vệ sinh thì trong bụng mẹ bắt đầu tháng thứ 5 - 7, bé đã có thể nếm các hương vị trong bụng mẹ. Cũng trong thời điểm này thì vị giác của trẻ cũng phát triển nhanh.
Nếu như mẹ ăn đồ mặn, ngọt, thức ăn có hành, tỏi thì bé đều có thể cảm nhận được. Vì thế lưu ý các mẹ không ăn quá ngọt, mặn hay quá nóng, lạnh. Tuy nhiên, tới tháng cuối cùng thì giảm so với các tháng trước.
Bé thích nhất là ngủ trong bụng mẹ
Điều trẻ thích nhất trong bụng mẹ có thể là những giấc ngủ. Như vậy chúng ta có thể thấy, giấc ngủ của một con người bắt đầu từ khi mới hình thành trong bụng mẹ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm 90 đến 95% ngay cả khi trẻ chưa có mí mắt.
Thời gian mà bé ngủ sâu ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần sau đó sẽ mút tay, uống nước ối hay nhào lộn và ngủ tiếp.Mắt bé đảo mắt liên tục
Từ tuần thứ 16 bé bắt đầu đảo mắt, đến tuần 26 bé có những phản xạ ở mắt như đảo liên tục. Bé có thể nhìn thấy ánh sáng mờ từ tử cung và nước ối, phản ứng của trẻ là mở thật to và nhìn.
Bé nhào lộn
Vào tuần thứ 20 - 24 trẻ bắt đầu có các vận động nhẹ nhàng tới mạnh trong bụng mẹ. Một số hoạt động đó là nhào lộn và huých. Ở tuần thứ 29, bé càng hoạt động mạnh hơn và tới 2 tuần cuối của thai kì bé lại hạn chế các hoạt động này do cơ thể khá nặng, di chuyển khó khăn.
Ngoài ra bé cũng biết đau hay vui buồn... chính vì thế các mẹ nên chú ý tới việc chăm sóc cho bản thân và cho cả trẻ trong bụng.
Theo các bác sĩ thì vào tuần thứ 29 nếu bé có các hoạt động khoảng 10 phút 1 lần thì không đáng lo, tuy nhiên nếu quá lâu không cử động mẹ cần chú ý đi khám ngay.
Bé mút tay trong bụng
Ở tuần thứ 30, trẻ bắt đầu có xúc giác và thích mút ngón tay. Thi thoảng trẻ cũng sờ lên cánh tay, mặt, đầu gối hoặc nghịch dây rốn.
Thông qua bài viết này, các chị em không những giải đáp được việc thai nhi đi vệ sinh như thế nào trong bụng mẹ, mà còn giải biết được rất nhiều điều thú vị từ các hoạt động đáng yêu của con trong bụng.